Gothic là phong cách được ứng dụng nhiều trong kiến trúc xây dựng và thiết kế nội thất. Gothic đem lại sự ma mị và cuốn hút cho người nhìn. Vậy Gothic là gì? Phong cách kiến trúc Gothic là gì và đặc điểm ra sao? Mời bạn đọc cùng Group 4N giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây
Phong cách Gothic là gì?
Gothic là phong trào nghệ thuật tại Pháp vào thế kỷ 12. Gothic nhanh chóng lan rộng khắp Tây Âu, toàn bộ phía bắc dãy núi Anpơ. Nhưng không gây ảnh hưởng nhiều đến các phong cách cổ điển của Ý. Gothic ngày nay được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và nội thất.
Kiến trúc Gothic là gì?
Phong cách kiến trúc Gothic ra đời từ nửa sau thời kỳ Trung cổ, ban đầu có tên Francigenum nghĩa là tác phẩm của người Pháp. Kiến túc Gothic thường thấy ở những thiết kế các nhà thờ, mang vẻ bí ẩn và lạ lẫm gắn liền với khái niệm “man rợ và kinh dị”. Có rất nhiều công trình với kiến trúc Gothic được UNISCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.
Nguồn gốc phong cách kiến trúc Gothic
Kiến trúc Gothic xuất hiện đầu tiên tại vùng thủ đô Châu Âu Île-de-France và Haute Picardie vào khoảng thế kỷ 12. Phong cách này nhanh chóng lan ra khắp Châu Âu cho đến thế kỷ 16. Các giai đoạn lịch sử của phong cách kiến trúc Gothic như sau:
Giai đoạn Gothic sơ kỳ
Công trình xây dựng mang phong cách Gothic đầu tiên là nhà thờ công giáo Saint – Denis và nhà thờ lớn Saint – Étienne (Pháp) vào khoảng những năm 1130 – 1150. Đây là hai công trình đầu tiên đặt dấu mốc cho việc hình thành quan niệm về trường phái Gothic trong lĩnh vực kiến trúc. Đồng thời, khắp Châu Âu dần hình thành nghệ thuật Gothic thông qua hội họa và điêu khắc.
Người Pháp xây dựng nhà thờ Saint – Étienne ở Sens vào năm 1135 và hoàn thành vào năm 1163. Sau này, người ta mới phát hiện nhà thờ Notre – Dame ở Morienval ra đời trước Saint – Denis. Khi đó đã mang những dấu hiệu của sự chuyển giao phong cách kiến trúc từ Roman sang Gothic
Gothic cổ điển
Từ cuối thế kỷ 12 cho đến khoảng năm 1230 là giai đoạn phát triển hoàn chỉnh và cân bằng hình dạng các công trình theo phong cách Gothic.
Trong giai đoạn này, tên tuổi một số kiến trúc sư theo phong cách Gothic vang dội khắp Châu Âu và được nhiều sự săn đón qua hàng loạt công trình quy mô lớn. Trong đó có công trình Chartres với tham vọng xây dựng một công trình cao 3 tầng với hệ thống mô đỡ là những vòm chống, thay vì đài ngồi như trước.
Gothic ánh sáng
Kiến trúc Gothic tiếp tục có một bước chuyển mình vào những năm 1231 với việc nhà thờ Saint – Denis tiến hành tu sửa, làm gọn những phần cao của cung thánh tu viện. Tuy nhiên, phải đến những năm 1240 dấu ấn này mới được công nhận và tạo được sự chú ý trong giới kiến trúc xây dựng.
Từ những năm 1350, phong cách Gothic lan rộng khắp Châu Âu. Dù ở đâu thì phong cách Gothic vẫn được tuân thủ theo một số nguyên tắc chung đồng nhất, từ đó làm đặc điểm nhận dạng cho lối kiến trúc này
Các nhà thờ được xây dựng cao hơn với phần đỉnh nhọn. Sử dụng vật liệu đá để thiết kế tòa nhà với diện tích rộng và cửa sổ lớn nhằm tận dụng ánh sáng tự nhiên.
Các cột nằm trong khung cửa được dựng bằng đá và thủy tinh cho phép ánh sáng lọt qua. Về mặt không gian, đồng nhất kích thước cột, cột trụ được ghép từ nhiều cột nhỏ thành cụm hoặc chọn khối trụ
Đặc điểm của phong cách kiến trúc Gothic là gì?
- Đặc điểm đầu tiên dễ nhận thấy nhất của kiến trúc Gothic là các công trình có mái vòm và đầu nhọn
- Nhấn mạnh vào những hình khối theo chiều thẳng đứng ấn tượng. Tập trung và những hệ cột mảnh, trần cao mở rộng với sự kết hợp những vật liệu như kính
- Phần mái vòm của các công trình kiến trúc Gothic bao gồm các loại: vòm có sống sáu mũi, vòm sống bốn mũi, vòm có nhiều sống và múi,…
- Các nhà thờ hay công trình Gothic thường có chiều cao lớn từ 38 – 42m, riêng tháp lấy ánh sáng cao đến 60m. Cửa sổ kính màu ở mặt đứng có thể lên tới 8 – 12m
- Mặt chính luôn tuân theo một số nguyên tắc nhất định như chia làm 3 phần từ dưới lên, ứng với 3 gốc cửa sâu. Phần dưới cùng là cửa, phần chính giữa là cửa sổ to tròn bằng kính được trang trí như những bông hoa hồng. Phần trên cùng sẽ là hành lang cùng hai tháp chuông.
- Công trình kiến trúc Gothic thường sở hữu không gian bên trong rộng lớn, dùng khung chịu lực. Đồng thời các bộ phận bên trong được tách biệt rõ ràng giữa kết cấu ngăn cách và kết cấu chịu lực
- Thành phần chính từ mái đổ xuống lần lượt là vòm mái được thiết kế theo hình mái có sống, cuộn nhọn, cột và cuộn bay
- Các trụ cột lớn nhỏ được xây xen kẽ với nhau, sự đồng điệu chiều cao và chiều rộng của khu vực chính đường góp phần làm thay đổi độ cao của đỉnh vòm
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giải đáp được những câu hỏi và giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hơn khi tìm hiểu phong cách Gothic là gì. Dù trải qua hàng ngàn năm nhưng các công trình kiến trúc Gothic vẫn luôn trường tồn và bền đẹp theo thời gian.
Xem thêm
- Pantry là gì? Lợi ích đem lại và kinh nghiệm thiết kế pantry
- Gỗ công nghiệp là gì? Ưu nhược điểm và cách phân biệt