Kiến thức

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc

văn hóa doanh nghiệp là gì

Văn hóa doanh nghiệp là một thuật ngữ phổ biến trong thời đại hiện nay. Văn hóa chính là tài sản vô hình của một doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và phát triển công ty bền vững. Vậy định nghĩa văn hóa doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng Group 4N tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững chắc

Khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì?

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về khái niệm văn hóa doanh nghiệp (VHDN) là gì. Mỗi nền văn hóa khác nhau có các định nghĩa khác nhau và mỗi doanh nghiệp lại có cách nhìn khác nhau. Có trên 300 định nghĩa khác nhau về khái niệm này.

Nhìn chung VHDN sẽ có định nghĩa như sau: Là tập hợp những giá trị, niềm tin, hành vi, hình thức mọi người trong doanh nghiệp cùng công nhận và suy nghĩ, hành động. Giống như đời sống tinh thần và tính cách mỗi con người, là sự thành bại và tồn tại lâu dài của mỗi doanh nghiệp.

Lý do phải hình thành văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố chi phối gần như mọi thành quả của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa doanh nghiệp cụ thể thì giống như một người không có định hướng đích đến cho cuộc đời và không biết đi về đâu.

Các công ty, doanh nghiệp phát triển lớn mạnh đều có nền văn hóa doanh nghiệp bền vững, tuổi đời của doanh nghiệp có nền văn hóa vững chắc lớn hơn nhiều lần tuổi đời của người chủ doanh nghiệp đó.

Theo nghiên cứu Deloitte, 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên cho rằng văn hóa mang tính tiên quyết đối với thành công của doanh nghiệp.

Và sau đây là 5 lợi ích cơ bản nhất của văn hoá doanh doanh nghiệp mang lại:

Tuyển dụng

Nhiều chuyên gia nhân sự tin rằng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là một trong những giải pháp tốt nhất để thu hút nhân viên tiềm năng. Một nền văn hóa tốt đẹp mang lại cho đơn vị tổ chức một lợi thế cạnh tranh lớn. Hầu hết mọi người đều muốn làm việc cho các doanh nghiệp có danh tiếng tốt, mà điều đó do chính các nhân viên cũ và hiện tại thể hiện ra bên ngoài thì lại càng đáng tin. Một doanh nghiệp có văn hóa tích cực sẽ thu hút những tài năng sẵn sàng biến nơi làm việc của họ thành nhà, thay vì chỉ là bước đệm.

11 cuốn sách hay về văn hóa doanh nghiệp đầy thú vị và đáng học hỏi -  Readvii

Nhân viên trung thành

Một nền văn hóa tích cực sẽ giúp con người nỗ lực tuyển dụng, nó cũng sẽ giúp giữ chân những nhân viên giỏi hàng đầu của doanh nghiệp. Những người chủ biết chú trọng vào sự hài lòng của nhân viên sẽ nhận lại phần thưởng là những người nhân viên tận tụy và hết mình cống hiến.

Văn hóa doanh nghiệp phù hợp giúp người nhân viên có cảm giác mình đang thực hiện công việc có ý nghĩa, hãnh diện vì là một trong những thành viên của doanh nghiệp, thúc đẩy lòng trung thành của nhân viên. Nhân viên có nhiều lý do để ở lại với người quản lý khi họ cảm thấy được đối xử tử tế và có xu hướng muốn đi làm mỗi ngày.

Tiếp thêm tinh thần & động lực làm việc nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên nhìn rõ mục tiêu, định hướng và bản chất công việc mình đang làm, tạo các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và môi trường làm việc tích cực, lành mạnh. Điều này ngày càng ý nghĩa khi tình trạng “chảy máu chất xám” đang dần phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là đóng góp một phần của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi lựa chọn mức thu nhập thấp hơn để làm việc ở một môi trường thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng hơn.

Giảm xung đột doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp tích cực sẽ giúp giảm căng thẳng đáng kể tại nơi làm việc, là sợi dây gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp mỗi thành viên thống nhất về việc hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng mục tiêu hành động. Khi nhân viên phải đối mặt với những điều xung đột lẫn nhau thì văn hoá chính là yếu tố giúp mọi người hoà thuận và thống nhất.

Hiệu suất làm việc

Văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ được liên kết với tỷ lệ năng suất cao hơn. Việc này là do xu hướng nhân viên có động lực và tận tâm hơn đối với các nhà tuyển dụng quan tâm vào sự hài lòng của họ. Các doanh nghiệp có văn hóa mạnh sẽ có xu hướng nhìn thấy nhân viên ít căng thẳng và áp lực hơn, điều đó giúp thúc đẩy cả sức khỏe và hiệu suất làm việc của nhân viên.

Giảm xung đột

Văn hóa doanh nghiệp là sợi chỉ đỏ gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó giúp mỗi thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi phải đối mặt với xu hướng xung đột thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.

Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi bằng các câu chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, quy trình, quy tắc… Khi phải đưa ra một quyết định phức tạp, văn hóa doanh nghiệp giúp thu hẹp phạm vi các lựa chọn cần xem xét.

Lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo mục tiêu,… làm tăng hiệu quả hoạt động và tạo yếu tố khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ giúp công ty và doanh nghiệp cạnh tranh tốt đẹp trên thị trường.

Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Theo ông Edgar – cựu giáo sư Trường quản lý MIT Sloan, là nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực phát triển tổ chức và văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp có thể được chia làm ba cấp như sau:

Cấp độ 1: Cơ cấu hữu hình của doanh nghiệp

Cấp độ đầu tiên là những giá trị văn hóa hữu hình, sẽ bao gồm các sự vật, sự việc mà một người có thể nghe, nhìn thất và cảm nhận khi tiếp xúc với một tổ chức.

Cấp độ thứ nhất trong văn hóa doanh nghiệp có một số biểu hiện như:

  • Cơ cấu tổ chức phòng ban doanh nghiệp
  • Các giấy tờ, văn bản quy định nguyên tắc hoạt động doanh nghiệp
  • Kiến trúc, phong cách bài trí, các biểu tượng, logo và khẩu hiệu,…của công ty
  • Cách ăn mặc, ứng xử, thái độ, hành vi và cách biểu lộ xảm xúc,…
  • Công nghệ sản phẩm, hình thức cùng mẫu mã sản phẩm

Cấp độ này dễ thay đổi và ít khi thể hiện những giá trị thực sự của văn hóa doanh nghiệp. Đặc điểm chung cấp độ này là chịu ảnh hưởng từ chính chất công việc của công ty, quan điểm của lãnh đạo,…

các cấp độ văn hóa doanh nghiệp là gì

 

Cấp độ 2: Các giá trị được tuyên bố và chấp nhận

Những giá trị được tuyên bố và chấp nhận bao gồm: các giá trị cốt lõi, các quy tắc, quy định, chiến lược và mục tiêu riêng làm kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên. Những nội dung này sẽ được ông bố rộng rãi, đây cũng là giá trị tuyên bố, chấp nhận của văn hóa trong doanh nghiệp

Trong 3 cấp độ thì ở cấp độ này có thể nhận biết ngay từ văn bản, cách diễn đạt cùng cách thể hiện của nhân viên.

Cấp độ 3: Những quan niệm chung

Các quan niệm chung sẽ bao gồm: Văn hóa dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp luôn gắn bó với nhau. Đều có quan niệm chung, phong cách chung vì đã hình thành và tồn tại trong quá trình lịch sử.

Khi các thành viên tuân thủ và hành động theo văn hóa chung, họ sẽ khó chấp nhận các hành vi đi ngược lại. Đây là cấp độ khó nhận ra nhất bởi nằm sâu bên trong và phải cần thời gian tiếp xúc để nắm được.

Các yếu tố chính tạo nên văn hóa doanh nghiệp là gì?

Một số yếu tố chính ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp như sau:

Lãnh đạo

Yếu tố đầu tiên và cũng là lớn nhất ảnh hưởng đến văn hóa của doanh nghiệp chính là lãnh đạo. Những người lãnh đạo cần lưu tâm đến các quy tắc mà họ đã đưa ra, cách họ hành động xung quanh các vấn đề công việc với cấp dưới và quy trình để họ phát triển.

Một nhà lãnh đạo hiệu quả là họ không bao giờ thiển cận về những hành động họ thực hiện. Quyết định của họ ảnh hưởng đến tất cả cấp dưới, ngay cả các quyết định thường xuyên, những lời phê bình, chỉ trích.

các yếu tố văn hóa doanh nghiệp

Tầm nhìn

Từ tầm nhìn có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu ấy giúp định hướng bước đi rõ rang hơn. Nếu một doanh nghiệp xác định được hướng đi, họ sẽ tiến hành thực hiện từng bước một

Tầm nhìn tuy là yếu tố đơn giản nhưng là nền tảng của cả một văn hóa. Tầm nhìn sẽ là kim chỉ nam cho mọi quyết định và hành động

Giá trị

Cốt lõi văn hóa chính là giá trị doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tìm thấy giá trị của họ từ các vấn đề đơn giản như nhân viên, khách hàng,…từ những giá trị đó làm nên văn hóa doanh nghiệp

Thành viên trong tổ chức

Ngoài lãnh đạo thì các thành viên còn lại cũng ảnh hưởng lớn đến văn hóa một doanh nghiệp. Nên khuyến khíc các hoạt động ngoại khóa, sự kiện bên ngoài cho nhân viên để tăng thêm sự tương tác, phát triển tình đoàn kết.

Môi trường làm việc

Môi trường xung quang nơi làm việc ảnh hưởng đến hiệu suất của nhân viên. Một môi trường ồn ào sẽ làm họ mất tập trung, năng suất làm việc sẽ bị giảm đáng kể. Nếu như không thể thay đổi địa điểm, thì hãy có một số thay đổi về nội thất như cách âm hay trồng thêm cây xanh sẽ có tác động lớn đến chất lượng và tinh thần làm việc  của nhân viên

Tuyển dụng

Cần xem xét những gì xảy ra trong cuộc phỏng vấn. Thông thường, đội ngũ lãnh đạo thường xem xét là người phỏng vấn có phù hợp cho vị trí đó hay không. Tuy nhiên, người đó cũng đang đánh giá xem công ty có thích hợp để họ làm việc hay không? Một công ty tốt luôn có kế hoạch tuyển dụng các nhân viên không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì họ góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp.

van hoa doanh nghiep la gi 2 văn hóa doanh nghiệp là gì

Trên thực tế, với hầu hết nhân viên, cơ hội được trau dồi kỹ năng và phát triển sự nghiệp là một phần thiết yếu trong văn hóa của doanh nghiệp. Đảm bảo rằng sẽ cung cấp sự hỗ trợ nhiều nhất cho nhân viên.

Đối tác và khách hàng

Các đối tác và khách hàng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Cần xác định khách hàng là ai và họ cần điều gì từ doanh nghiệp. Một sự thay đổi trong cách tiếp thị doanh nghiệp sẽ góp phần thay đổi văn hóa của doanh nghiệp theo thời gian

Cách tiếp cận con người với con người

Sự tôn trọng với nhân viên, thành viên có thể khiến văn hóa doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Hãy đối xử với nhân viên như một con người thay vì đối xử với họ như một công cụ làm việc.

Vai trò mang lại của văn hóa doanh nghiệp là gì?

  • Văn hóa là yếu tố tác động đến hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Văn hóa chính là mục tiêu, định hướng xây dựng và phát triển của doanh nghiệp
  • Góp phần xây dựng sự tự hào của nhân viên về công ty, tăng sự đoàn kết, tinh thần gắn bó với công ty
  • Tạo ra sự khác biệt với những doanh nghiệp khác
  • Văn hóa doanh nghiệp tạo sự hấp dẫn, từ đó tác động đến việc tuyển dụng nhân tài cho công ty
  • Tăng sự tin cậy với đối tác và khách hàng
  • Xây dựng hình ảnh và thương hiệu tốt cho doanh nghiệp

van hoa doanh nghiep la gi 4 văn hóa doanh nghiệp là gì

Các bước để xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì?

Một số bước cụ thể giúp các nhà lãnh đạo có thể lên kế hoạch xây dựng cho doanh nghiệp của mình một văn hóa chung tốt. Cụ thể:

Bước 1: Xác định giá trị của doanh nghiệp

Điều mà các nhân viên muốn được hiểu rõ là họ đang đang làm việc vì cái gì, trong tương lai họ phát triển ra sao. Cần xác định rõ giá trị cụ thể và có 3 câu hỏi quan trọng đối với một doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp tồn tại với mục đích là gì?
  • Tin tưởng vào những giá trị cốt lõi nào?
  • Tầm nhìn, sứ mệnh doanh nghiệp là gì?

Những giá trị này phải là các hành động, công việc cụ thể, gắn liền với trải nghiệm làm việc của mọi người

các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp là gì

Bước 2: Đánh giá văn hóa doanh nghiệp là gì?

Sự đổi mới hay xây dựng văn hóa doanh nghiệp thường bắt đầu từ việc đánh giá văn hóa hiện tại như thế nào kết hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp. Có thể đánh giá bằng nhiều cách như lấy khảo sát trực tiếp từ nhân viên hoặc quan sát hiện trạng của doanh nghiệp.

Cần có biện pháp cải thiện tức thì nếu doanh nghiệp xuất hiện những dấu diệu của nền văn hóa độc hại sau:

  • Tuyển dụng liên tục: Là dấu hiệu của việc quản lý nhân sự kém, nhân viên không hài long và không gắn bó với công ty.
  • Thói quen xấu của quản lý và nhân viên: kỷ luật kém, đi làm không đúng giờ, xin nghỉ làm nhiều, hoàn thành deadline muộn,….
  • Giao tiếp nội bộ kém: Một nền văn hóa lành mạnh cần phải có sự giao tiếp và củng cố lẫn nhau. Các xung đột có thể nảy sinh khi việc giao tiếp khó khăn, không thoải mái hoặc gượng ép.
  • Không lên tiếng, thảo luận về những ý tưởng trong cuộc họp
  • Kỷ luật khi có những sai lầm, vi phạm nhưng ít công nhận và khen thưởng về nỗ lực của nhân viên

Bước 3: Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp ở đây chính là những suy nghĩ, cảm nhận, chia sẻ với người khác của nhân viên về môi trường mà họ làm việc. Sự tự hào về công ty sẽ là chìa khóa giúp mọi nhân viên có thái độ tích cực, chủ động hơn trong công việc của mình.

Thương hiệu tốt sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững.

van hoa doanh nghiep la gi 8 1 văn hóa doanh nghiệp là gì

Bước 4: Quy trình tuyển dụng

Một vài điểm cần lưu ý trong việc tuyển dụng:

  • Hãy đảm bảo các ứng viên đồng tình với giá trị và văn hóa doanh nghiệp
  • Tối ưu hóa quy trình tuyển dụng thành nhiều phần và nhiều góc độ
  • Ưu tiên thái độ hơn trình độ

Hãy dành nhiều thời gian hơn trong việc lựa chọn nhân sự phù hợp, bởi nếu không cùng mục tiêu, mục đích sẽ tốn nhiều thời gian đôi bên.

Bước 5: Liên tục củng cố giá trị doanh nghiệp

Nên có những chương trình, phần thưởng để khuyến khích mọi người thực hiện theo giá trị doanh nghiệp là bí quyết để xây dựng văn hóa thành công. Một số ví dụ cụ thể:

  • Tổ chức những buổi team-building, workshop,…
  • Phần thưởng cho các cá nhân có đóng góp tích cực
  • Tặng quà, tổ chức vào các ngày sinh nhật

Bước 6: Đo lường sự hiệu quả

Những giá trị cốt lõi và văn hóa của công ty cần được phát triển và điều chỉnh liên tục để phù hợp. Có thể đo lường sự hiệu quả bằng nhiều cách như:

Khảo sát

Là phương pháp phổ biến với việc thực hiển khảo sát hằng năm, tạo cơ hội để nhân viên có thể đánh giá, phản hồi về giá trị của công ty. Từ đó có thể định hình văn hóa theo sự hài long của nhân viên

chỉ số đo lường văn hóa doanh nghiệp là gì

 

Đo lường từ các chỉ số

  • Chỉ số Employee Turnover Rate (ETR) – Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc
  • Chỉ số Employee Net Promoter Scores (eNPS) – Đo lường sự gắn kết của nhân viên
  • Chỉ số Employee Satisfaction Index (ESI) – Mức độ hài lòng của nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp. Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn cần nhìn lại, điều chỉnh hoặc thay đổi văn hóa doanh nghiệp của mình. Nếu là người tìm việc, bạn cần tìm hiểu thật kỹ văn hóa của công ty đó để giúp bạn phát triển tốt hơn.

Văn hoá doanh nghiệp có dễ thay đổi không?

Văn hoá doanh nghiệp có thể thay đổi theo thời gian nhất định, những người lãnh đạo doanh nghiệp có thể điều chỉnh một hoặc tổng thể các nội dung của văn hoá doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp sẽ có giá trị cốt lõi xuyên suốt nhưng phương thức thể hiện nó hoặc một trong những nội dung nó cần thay đổi để phù hợp hơn. Cụ thể trong đó, yếu tố khách quan (thị trường, công cụ sản xuất…) sẽ tác động mạnh mẽ đến việc thay đổi này.

Chẳng hạn như: Thời điểm năm 2020, dịch COVID-19 đang bùng phát phát mãnh liệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường. Hiện nay, công nghệ thông tin cũng đang tác động đến quá trình sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp phải có sự điều chỉnh về tầm nhìn, chiến lược của mình phù hợp với xu thế diễn ra. Việc thay đổi này sẽ dẫn đến những thay đổi khác về quy chế nội bộ,  nhân sự, đối tượng khách hàng…Từ đó, văn hoá doanh nghiệp sẽ thay đổi.

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về khái niệm văn hóa doanh nghiệp là gì cùng những vấn đề được đặt ra, và sơ bộ về cách giải quyết nó. Chúc bạn thành công!

Rate this post
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *