Tin tức

Giải pháp xử lý vết nứt nền nhà xưởng an toàn và hiệu quả

xu ly vet nut nen nha xuong 14822 1 xử lý vết nứt nền nhà xưởng

Nứt nền nhà là một hiện tượng vô cùng bình thường sau một khoảng thời gian sử dụng, đặc biệt là các nhà xưởng có tần suất hoạt động cao.  Việc nền nhà bị nứt do nhiều nguyên nhân gây ra và sau đây, Homemy sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý vết nứt nền nhà xưởng an toàn và hiệu quả. 

Nguyên nhân tạo ra các vết nứt của nhà máy

Nứt nền nhà xưởng là một hiện tượng phức tạp có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nứt nền được chia sẻ từ các công ty thi công nhà xưởng TPHCM:

  • Vết nứt ổn định sau 28 ngày đổ bê tông: Các vết nứt này thường là do hiện tượng co ngót tự nhiên của bê tông trong quá trình khô cứng.
  • Vết nứt mất ổn định do kết cấu: Những vết nứt này có thể xuất hiện do lún lệch hoặc do các lỗi trong quá trình thi công kết cấu thép, gây mất tính ổn định của nền nhà.
  • Nứt do co ngót bê tông: Nứt do co ngót thường xảy ra khi độ ẩm bề mặt của bê tông bay hơi quá nhanh, làm cho lớp bê tông trên cùng khô nhanh hơn lớp dưới. Điều này gây ra sự không đồng đều trong độ ẩm, khiến bề mặt bê tông bị biến dạng và xuất hiện các vết nứt khi các lớp bê tông kéo nhau ra ngoài
  • Nứt do lún móng: Khi nền móng của nhà xưởng không được xây dựng và xử lý đúng cách, việc lún móng có thể xảy ra. Điều này làm nền móng di chuyển, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt trên sàn. Việc không lựa chọn cấu trúc móng phù hợp hoặc xử lý nền đất kém chất lượng là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này.
  • Nứt do thay đổi tải trọng: Tải trọng của công trình có tác động lớn đến bề mặt bê tông. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư thường tự ý thay đổi công năng sử dụng nhà xưởng mà không điều chỉnh tải trọng hợp lý. Điều này dẫn đến sự gia tăng áp lực lên nền móng và gây ra các vết nứt theo thời gian.
  • Nứt do điều kiện khí hậu: Thời tiết và khí hậu thay đổi liên tục cũng là một nguyên nhân phổ biến gây nứt nền nhà xưởng. Sự co ngót và giãn nở liên tục của bê tông do nhiệt độ, độ ẩm thay đổi có thể làm ảnh hưởng đến độ bền của bê tông, dẫn đến việc xuất hiện các vết nứt.

6 cách xử lý vết nứt nền nhà xưởng, nhà máy đơn giản

Dưới đây là những hướng dẫn xử lý vết nứt nền nhà xưởng từ những công ty thi công nhà xưởng Hà Nội:

Sử dụng sơn Epoxy

Phương pháp dùng sơn Epoxy thường được sử dụng để xử lý các vết nứt trong các tòa nhà, nhà xưởng và các loại bê tông khác. Kỹ thuật này đòi hỏi người sửa chữa phải có trình độ chuyên môn cao và cần được xử lý triệt để vì các vết nứt có thể gây ra thêm những vết nứt mới. Phương pháp này bao gồm đặt các đầu dẫn chạy theo vết nứt, bít các vết nứt trên bề mặt nền nhà và sau đó là tiêm epoxy dưới áp lực.

xu ly vet nut nen nha xuong 14822 xử lý vết nứt nền nhà xưởng

Xẻ rãnh và bịt vết nứt

Đây là phương pháp phổ biến để xử lý các bề mặt bê tông không cần gia cố khả năng chịu tải. Kỹ thuật này được sử dụng để xử lý các vết nứt nhỏ và lớn; liên quan đến việc cắt dọc theo chiều dài của vết nứt, mở rộng và sau đó là bịt kín bằng chất trám phù hợp. Kỹ thuật này đơn giản hơn so với sử dụng sơn epoxy và còn có thể thực hiện ở các bề mặt thẳng đứng như mặt tường. Hơn nữa, kỹ thuật xẻ rãnh và bịt vết nứt còn làm có khả năng làm giảm mức độ tiếp xúc giữa nước với cốt thép hay thấm vào bê tông, điều gây ra các vết bẩn trên bề mặt sàn và các vấn đề khác.

Khâu vết nứt sàn bê tông

Cách khâu vết nứt sàn bê tông đó là khoan lỗ ở hai bề mặt của vết nứt, làm sạch và gắn các chốt kim loại ngắn chữ U và cố định trong các lỗ bằng vữa không co ngót hay vật liệu gốc epoxy. Kỹ thuật này được sử dụng khi khôi phục cường độ của kết cấu trên các bề mặt vết nứt ở vị trí chịu lực chính.

xu ly vet nut nen nha xuong 14822 1 xử lý vết nứt nền nhà xưởng

Khoan và cắm vết nứt bê tông

Sử dụng phương pháp này khi xử lý nứt nền nhà xưởng sẽ giúp ngăn sự chuyển động của phần bê tông gần vết nứt, ngăn sự rò rỉ nước. Hơn nữa là không cần truyền tải trọng và lỗ khoan phải được lấp đầy bằng vật liệu đàn hồi có mô đun thấp, không được sử dụng vữa. Phương pháp này chỉ phù hợp với các vết nứt chạy theo đường thẳng và có liên quan đến việc khoan đến độ sâu của vết nứt, sau đó là bơm vữa để tạo ra hình dạng giống như chiếc chìa khóa.

Làm đầy trọng lực

Kỹ thuật làm đầy trọng lực với vật liệu cơ bản nhựa có độ nhớt thấp được sử dụng để trám các vết nứt có bề mặt rộng từ 0,03 đến 2mm bằng cách trám trọng lực. Bề mặt phải được làm sạch bằng cách thổi khí hoặc phun nước và phải được sấy khô trong vài ngày để có hiệu quả xử lý vết nứt sàn tốt nhất. Hiệu quả của việc lấp đầy vết nước có thể được đo bằng độ sâu mà chất bịt kín thâm nhập vào cấu trúc bê tông.

Xử lý vết nứt do hư hỏng kết cấu

xu ly vet nut nen nha xuong 14822 2 xử lý vết nứt nền nhà xưởng

Quy trình xử lý vết nứt do hư hỏng kết cấu là bao gồm quá trình làm sạch, khoan lỗ và trám keo Sikadur 731:

  • Bước 1: Làm sạch xung quanh vị trí bị nứt sàn và dùng máy cắt thành hình chữ V rộng 2cm, sâu 1,5 cm dọc theo vết nứt.
  • Bước 2: Dùng mũi khoan số 18 để khoan vào vết nứt sàn và mũi khoan lỗ 10mm để khoan vào tâm vết nứt.
  • Bước 3: Làm sạch các vết cắt và lỗ khoan, dùng vít kim loại để gắn vào lỗ khoan tại điểm được chỉ định, khoảng cách từ 20 – 30 cm.
  • Bước 4: Trám toàn bộ đường cắt bằng keo Sikadur 731 và để khô sau một ngày.
  • Bước 5: Vẽ các hạng mục sàn từ tầng trên theo thứ tự và đặt thứ tự vít kim loại theo thực tế.
  • Bước 6: Từ bên thấp nhất của vết nứt, gắn đầu bơm vào vít đầu tiên và sau đó là bơm Sikadur 752 vào vết nứt cho đến khi epoxy thấm qua vít liền kề và bịt kín vít. Tiếp tục bơm cho đến khi không thể bơm được nữa và qua vít tiếp theo.

Tóm lại, việc xử lý vết nứt nền nhà xưởng nên sử dụng các phương pháp an toàn, hiệu quả và phải được xử lý triệt để. Việc xử lý này nhằm tránh gây ra tình trạng vết nứt bị chuyển động và tạo ra các vết nứt mới mà còn tránh sự xuống cấp của nhà xưởng, đe dọa đến tính mạng của công nhân. Homemy hy vọng các giải pháp xử lý vết nứt nền nhà xưởng trên đây sẽ hữu ích đối với bạn. 

5/5 - (1 bình chọn)
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Bài viết cùng chuyên mục

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *