Kiến thức

An toàn lao động là gì? Những điều cần biết về an toàn vệ sinh lao động

an toàn lao động là gì

Trong nền kinh tế phát triển mạnh về các hoạt động sản xuất và xây dựng thì những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh lao động luôn được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiều rõ về vệ sinh an toàn lao động là gì? Bài viết sau đây Group 4N sẽ là các thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này

an toàn lao động là gì

Vệ sinh an toàn lao động là gì? Các đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động

Tổng quan an toàn vệ sinh lao động

An toàn lao động là gì?

Là giải pháp phòng, chống tác động từ các yếu tố nguy hiểm nhằm đảm bảo không để xảy ra thương tật, tử vong với con người trong quá trình lao động. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động thì có thể gây ra những tai nạn lao động, những tình huống xấu ảnh hưởng đến tính mạng con người

Trước khi nhận việc, người lao động kể cả những người học nghề, thực tập nghề cần được huấn luyện về an toàn lao động. Người lao động có quyền từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc nếu thấy có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, từ chối trở lại nêu nguy cơ chưa được khắc phục.

Vệ sinh lao động là gì?

Là những biện pháp phòng chống tác động các tiền tố gây ra những vấn đề ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây bệnh tật cho con người trong quá trình lao động

Cũng giống như an toàn lao động, khi không thực hiện vệ sinh lao động tốt sẽ gây ra bệnh tật cho người lao động.

Huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP  (Nhóm 6)

Mục đích an toàn lao động là gì?

  • Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động.
  • Tuân thủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; chú ý các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát những yếu tố nguy hiểm, có hại trong quá trình lao động.
  • Tham vấn ý kiến của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, tiến hành thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động
  • Bên cạnh đó, căn cứ nội dung Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015, đảm bảo an toàn lao động còn có ý nghĩa đặc biệt như:
  • Tạo điều kiện để người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong lao động;
  • Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong lĩnh vực, ngành có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hỗ trợ huấn luyện, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo chế độ hợp đồng lao động làm những công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Phát triển tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc chế rủi ro cho người lao động.

Quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn lao động là gì?

Theo Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, bao gồm những quy phạm pháp luật quy định sau:

  • Đảm bảo các biện pháp an toàn vệ sinh lao động
  • Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người lao động
  • Có các chế độ trợ cấp, bảo hiểm phù hợp với từng loại đối tượng lao động
  • Quy định về quyền hạn trách nhiệm các bên liên quan
  • Cải thiện điều kiện, môi trường lao động, duy trì tốt khả năng làm việc lâu dài

quy phạm pháp luật vệ sinh an toàn lao động là gì

Quyền và nghĩa vụ của người lao động về an toàn lao động

Theo quy định ngày nay, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động hay không vẫn có quyền đảm bảo an toàn lao động. Cụ thể, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền:

  • Được bảo đảm điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm về làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại vị trí làm việc;
  • Được cung cấp đầy đủ thông tin về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và biện pháp phòng, chống; đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Được thực hiện theo chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động chi trả bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả chi phí khám, giám định thương tật, bệnh do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động khám giám định suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định nếu kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Yêu cầu người sử dụng lao động sắp xếp công việc phù hợp sau khi điều trị do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Từ chối làm việc hoặc rời bỏ nơi làm việc mà vẫn trả đủ tiền lương và không bị coi là vi phạm kỷ luật lao động khi thấy rõ những nguy cơ có thể xảy ra tai nạn lao động đe dọa tới tính mạng hoặc sức khỏe của mình nhưng phải báo kịp thời cho người quản lý trực tiếp để có phương án xử lý; chỉ làm việc khi người quản lý trực tiếp và người phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động đã khắc phục những nguy cơ có thể xảy ra để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Top 10 website hướng dẫn an toàn lao động trong sản xuất uy tín nhất hiện  nay - Toplist.vn

Còn với người lao động không theo hợp đồng lao động, họ có ít quyền hơn về vấn đề an toàn lao động, như sau:

  • Được làm việc trong môi trường an toàn, vệ sinh lao động; được Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện thuận lợi để làm việc an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tiếp nhận thông tin, tuyên truyền, giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động; được huấn luyện, vệ sinh lao động khi làm các công việc đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tham gia và hưởng bảo hiểm tai nạn lao động theo cách thức tự nguyện do Chính phủ quy định.
  • Căn cứ vào xu thế phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng giai đoạn, Chính phủ quy định về việc hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động theo phương thức tự nguyện;
  • Khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện theo quy định pháp luật.

An toàn lao động trong xây dựng gồm những quy định nào?

Nghĩa vụ doanh nghiệp khi đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động theo Khoản 2 Điều 7 Luật quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong việc an toàn lao động như sau:

  • Xây dựng, tổ chức thực hiện và phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc bảo đảm an toàn lao động tại nơi làm việc thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; chi trả bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động;
  • – Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy, quy trình, biện pháp; trang bị đầy đủ phương tiện, công cụ lao động bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động;
  • Tiến hành việc chăm sóc sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp; thực hiện đầy đủ chế độ với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Không được bắt ép người lao động tiếp tục làm công việc hoặc quay lại nơi làm việc nếu có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đe dọa tới tính mạng hoặc sức khỏe…

Nhưng, để đảm bảo quyền lợi này, người sử dụng lao động cũng được quyền:

  • Yêu cầu người lao động chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động tại chỗ làm việc;
  • Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật với trường hợp vi phạm trong việc thực hiện an toàn lao động;
  • Khiếu nại, tố cáo hay khởi kiện theo quy định pháp luật;
  • Khuyến khích người lao động tham gia ứng cứu khẩn cấp, khắc phục sự cố, tai nạn lao động.

 

Ý nghĩa của Luật vệ sinh an toàn lao động là gì?

  • Tạo điều kiện thuận lời để người sử dụng lao động, người lao động, cá nhân, tổ chức có liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. Khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tân tiến, hiện đại đồng thời áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, thân thiện môi trường trong quá trình lao động.
  • Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng các phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia nhằm phục vụ an toàn vệ sinh lao động
  • Hỗ trợ huấn luyện về vệ sinh an toàn cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, làm các công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
  • Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh tật do nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh tật; khuyến khích các tổ chức xây dựng công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn vệ sinh trong quá trình lao động
  • Phát triển các đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục các rủi ro cho người lao động.

ý nghĩa an toàn lao động là gì

Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn lao động là gì?

Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động dựa theo Luật số 84/2015/QH13 như sau:

  • An toàn và vệ sinh lao động là bộ phận không thể tách rời khỏi các khâu lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh
  • Trách nhiệm không chỉ nằm người sử dụng lao động mà còn của cả người lao động để đảm bảo sức khỏe, tính mạng bản thân và môi trường lao động
  • Đảm bảo được những quyền lợi của người lao động trong quá trình làm việc với điều kiện đầy đủ an toan vệ sinh lao động
  • Tham gia, thực hiện các biện pháp, giải pháp phòng tránh an toàn lao động trong toàn bộ quá trình làm việc theo quy định. Ưu tiên những biện pháp loại trừ, phòng tránh và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm gây hại đến con người trong quá trình làm việc
  • Cần tham vấn các ý kiến từ tổ chức công đoàn, Hội đồng về vệ sinh an toàn lao động các cấp, người đại diện cho người sử dụng lao động. Xây dựng, triển khai các chính sách, chiến dịch, chương trình về an toàn vệ sinh lao động.

an toan lao dong la gi 7 1 an toàn lao động là gì

Đối tượng cần tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là ai?

Công tác an toàn lao động bao gồm 3 đối tượng chính đó là lao động, người sử dụng lao động và hỗ trợ lao động

  • Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, người thử việc, người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
  • Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lĩnh vực vũ trang nhân dân
  • Người sử dụng lao động
  • Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động
  • Người lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam
  • Các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan đến công tác an toàn vệ sinh lao động

An toàn vệ sinh lao động mang vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động sản xuất và xây dựng khi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cùng tính mạng con người. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin giá trị, giúp bạn hiểu rõ và nắm bắt được những quyền lợi bản thân khi làm việc

Xem thêm

Rate this post
author-avatar

About Phan Thanh Nguyễn

Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *