Kiến thức

Bài cúng về nhà mới và thủ tục làm lễ nhập trạch chi tiết

bài cúng về nhà mới

Nghi lễ về nhà mới hay còn gọi là nhập trạch là một nghi lễ quan trọng mà gia chủ cần phải thực hiện trước khi dọn về sinh sống tại nhà mới. Đây là một nghi lễ không thể thiếu trong các nghi lễ cổ truyền và văn hoá tâm linh của người Việt. Vậy lễ nhập trạch có ý nghĩa gì? Quy trình thủ tục làm lễ nhập trạch như thế nào? Bài cúng về nhà mới chuẩn xác phải đọc như thế nào? Tất cả sẽ được GROUP 4N giải đáp trong nội dung bài viết dưới đây!

bài cúng về nhà mới

Ý nghĩa của nghi lễ nhập trạch

Nghi lễ cúng về nhà mới hay cúng nhập trạch là một nghi lễ cổ truyền, có từ lâu đời của người dân Việt Nam. Nghi thức này thường được thực hiện khi muốn chuyển đến sinh sống ở một ngôi nhà mới. Nhập trạch được xem như là việc xin phép, trình diện các vị Thần Linh, Thổ Địa cai quản ngôi nhà. Đồng thời cũng tỏ lòng thành kính và thể hiện mong muốn được các vị Thần phù hộ, che chở cho gia đình.

Bên cạnh đó, nhập trạch không chỉ được áp dụng với nhà mới xây mà còn được thực hiện đối với nhà cải tạo lại hoặc nhà thuê,… Việc tổ chức lễ cúng nhà mới đầy đủ, chuẩn xác sẽ giúp gia chủ cảm thấy yên tâm hơn về mặt tinh thần, phù hộ cho gia đình được vạn sự hanh thông.

Những lưu ý cần biết trước khi làm nghi lễ nhập trạch

Gia chủ trước khi tiến hành làm lễ nhập trạc về nhà mới cần lưu ý đến một số việc sau đây:

  • Trước khi làm lễ, gia chủ cần phải đảm bảo hoàn thiện cơ bản việc xây dựng, nhà phải có bếp, có bàn thờ, bài vị, điện nước cũng như các đồ dùng cơ bản khác.
  • Chính gia chủ sẽ thực hiện việc chuyển các vật dụng đến nhà mới, đặc biệt là bài vị gia tiên, tượng Thần Linh,… Việc này nhằm tránh đi vía của người không tốt đi theo đồ đạc vào nhà.
  • Cần xem xét và lựa chọn ngày giờ tốt để cúng nhập trạch. Có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia phong thuỷ, người có kinh nghiệm để chọn thời điểm cúng tốt nhất.
  • Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc là lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, tránh chuyển vào buổi tối.
  • Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng thật tươm tất để tỏ lòng thành kính với Gia tiên cũng như các vị Thần.

chọn ngày giờ tốt cúng về nhà mới

Các bước cần chuẩn bị khi cúng nhập trạch

Chọn ngày giờ tốt

Chọn ngày, giờ tốt để làm lễ sẽ giúp cho mọi việc sau này được suôn sẻ. Có 3 hình thức giúp chọn được ngày đẹp để làm lễ về nhà mới đó là:

  • Chọn ngày theo giờ Hoàng Đạo: Khung giờ này sẽ là khoảng thời gian trời và đất giao hoà, rất thích hợp để thực hiện các việc trọng đại.
  • Chọn ngày giờ theo tuổi của gia chủ: Việc này cần phải nhờ đến các chuyên gia về phong thuỷ hoặc người có kinh nghiệm.
  • Chọn ngày theo hướng nhà: Việc lựa chọn thời gian làm lễ theo hướng phong thuỷ nhà ở cũng là cách được nhiều người áp dụng, nhất là những người làm kinh doanh.

Một số đồ vật cần chuẩn bị

Sau khi đã chọn được ngày giờ tốt, gia chủ cần phải chuẩn bị một số đồ vật và mâm cúng để làm lễ. Những món đồ chính gồm có:

  • Một chiếc bếp than đặt ở giữa lối cửa chính để vào nhà. Khi gia chủ cùng các thành viên đi vào nhà phải bước qua bếp, việc này có ý nghĩa loại bỏ những thứ không may mắn còn sót lại trên người.
  • Một chiếc bếp nấu như bếp than hay bếp ga, không dùng bếp điện. Vì ngày đầu tiên dọn tới nhà phải có ánh lửa.
  • Chiếu hoặc nệm đang sử dụng.
  • Một vài đồ vật mang ý nghĩa may mắn như gạo, tiền, vàng, muối, chổi mới,…tuyệt đối không được đi tay không.

Quy trình thủ tục làm lễ nhập trạch về nhà mới

lễ vật cúng về nhà mới

Chuẩn bị mâm lễ

Mâm lễ cúng nhập trạch được chia thành 3 loại, bao gồm: mâm rượu thịt, mâm ngũ quả và mâm hương hoa. Mỗi mâm các bạn hãy chuẩn bị lễ vật như sau:

  • Mâm rượu thịt: 1 con gà luộc để nguyên con, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc, 1 miếng thịt luộc, xôi. Ngoài ra còn có thêm thuốc lá, 3 ly trà và 3 ly rượu.
  • Mâm ngũ quả: Gồm 5 loại trái cây, bạn có thể chọn theo đặc sản từng vùng miền, thường là cam, chuối, bưởi, đu đủ, mãng cầu, dưa hấu,… Lưu ý khi mua nên chọn quả tươi, tròn, tránh chọn các loại quả có gai vì gai mang lại sát khí.
  • Mâm hương hoa: Hoa tươi, nhanh, 3 miếng trầu cau, 1 đĩa muối gạo, 3 hũ đựng gạo, muối và nước trộn với nhau, giấy vàng bạc.

Bên cạnh đó, thủ tục nhập trạch đối với nhà mặt đất cần phải có thêm nước ngũ vị để hàn long mạch. Có thể mua ở các cửa hàng vàng mã, đổ 2 lít nước vào nấu rồi gạn nước ra để hàn.

thủ tục làm lễ nhập trạch

Trình tự thực hiện thủ tục làm lễ nhập trạch

Sau khi đã chuẩn bị mâm lễ, bài cúng về nhà mới thì gia chủ sẽ tiến hành làm nghi lễ theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị bếp than đặt ngay giữa lối đi chính vào nhà mới. Người đứng tên ngôi nhà sẽ cầm bát hương thờ Thổ công bước qua bếp. Lưu ý bước chân trái trước rồi mới đến chân phải.
  • Bước 2: Các thành viên còn lại trong gia đình sẽ lần lượt bước vào, theo vai vế từ lớn đến nhỏ. Người vợ cầm tiền và tư trang, còn con cái mang theo một số vật dụng khác. Bắt buộc các thành viên phải cầm theo một đồ vật mới khi vào nhà.
  • Bước 3: Bật toàn bộ đèn trong nhà lên khi làm lễ, đồng thời cửa sổ và cửa chính đều phải mở ra để hút vượng khí vào nhà. Sau đó, gia chủ sẽ thực hiện nghi lễ cúng bái, xin thần linh vào ở trong ngôi nhà mới và làm lễ rước ông bà tổ tiên.
  • Bước 4: Gia chủ sắp xếp các lễ vật theo hướng hợp mệnh và thắp nhang. Tiếp đến là khai lửa bếp và đun nước cũng do chính gia chủ làm, nước sẽ dùng để pha trà dâng lên ông bà tổ tiên.
  • Bước 5: Gia chủ sẽ đọc bài văn khấn nhập trạch về nhà mới, rồi làm lễ yết cáo lên gia tiên và bố trí đồ đạc trong nhà.
  • Bước 6: Sau khi hoàn tất, gia chủ và toàn bộ thành viên trong gia đình phải tổ chức lễ bái tạ tổ tiên, Thần Phật để cầu bình an.

Bài cúng về nhà mới

Văn khấn cúng về nhà mới xây

văn khấn cúng về nhà mới xây

Bạn có thể tải về bài cúng về nhà mới xây tại đây!

Văn khấn cúng về nhà mới thuê

văn khấn cúng về nhà mới thuê

Bạn có thể tải về bài văn khấn cúng về nhà mới thuê tại đây!

Lưu ý khi đọc văn khấn nhập trạch

  • Sau khi bày lễ, gia chủ sẽ đốt nhang rồi đọc văn khấn, tiếp đến pha trà dâng lên mâm thờ. Đến lúc nhang tàn thì hoá vàng và đốt luôn cả mảnh giấy bài văn khấn nhập trạch.
  • Khi đọc văn khấn, không bắt buộc gia chủ phải học thuộc lòng bài khấn, có thể in ra một tờ giấy nhỏ để đọc.
  • Khi đọc có thể đọc thành tiếng, phải đọc rõ ràng, liền mạch và chính xác câu chữ.

Một số điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới nên tránh

Kiêng kỵ những điều không tốt khi làm lễ nhập trạch nhà mới sẽ giúp gia đình không gặp trắc trở, xui xẻo trong ngôi nhà của mình. Dưới đây là 12 điều cần tránh khi làm lễ nhập trạch nhà chung cư, nhà mới xây hoặc nhà thuê:

Không nên bỏ lỡ ngày giờ tốt

Thời gian làm lễ về nhà mới là cực kỳ quan trọng. Khi chọn được giờ Hoàng đạo thì không được chậm trễ, đồng thời hạn chế thay đổi thời gian làm lễ, trừ trường hợp bất khả thi. Tránh nhập trạch vào ngày Tam Nương hoặc ngày Dương công kỵ nhật và ngày mùng 1.

Tránh chuyển nhà mới vào buổi tối

Từ chiều tối trở đi, cơ thể của con người sẽ bắt đầu mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Hơn nữa, hơn nữa, theo phong thuỷ, ban đêm vận khí u ám, tối tăm và mịt mờ không tốt. Vì thế không nên chuyển vào nhà mới thời gian này, thay vào đó là cúng vào buổi sáng, trưa hoặc trong khoảng từ 6 giờ đến 17 giờ.

những lưu ý khi dọn về nhà mới

Tránh để phụ nữ mang thai dọn dẹp nhà mới

Theo quan niệm phong thuỷ, phụ nữ mang thai tham gia vào việc dọn đồ về nhà mới sẽ làm ảnh hưởng đến thần thai. Còn theo khía cạnh khoa học, phụ nữ mang thai sẽ có thể trạng yếu, sức khoẻ không tốt, không nên hoạt động hay làm việc nặng.

Nếu người mang thai là chủ nhân của ngôi nhà thì nên lánh, sau khi kết thúc lễ nhập trạch thì mới đón về.

Tránh làm vỡ đồ

Dân gian quan niệm rằng “Đầu xuôi đuôi lọt”, những sự thuận lợi ở ngày đầu sẽ giúp cho cuộc sống sau này tốt đẹp hơn. Vì vậy khi chuyền về nhà mới cẩn phải hết sức cẩn thận, tránh để rơi vỡ đồ bởi đó có thể là điềm báo cho sự đổ vỡ hoặc những chuyện không may về sau.

Tránh dùng lại đồ cũ

Về nhà mới thì đồ đạc cũng nên là đồ mới để tạo vận khí mới. Các món đồ cũ nên bỏ hoặc thanh lý, đặc biệt là cây lau nhà và chổi là 2 món đồ bạn phải bỏ đi đầu tiên. Vì các món đồ dó sau một thời gian dùng ở nhà cũ sẽ chứa đựng nhiều xui rủi, ô uế không tốt.

Không nên đi tay không đến dọn nhà mới

Khi dọn đến nhà mới mà không cầm thứ gì trên tay là tượng trưng cho sự trắng tay, không có tiền tài và công danh sự nghiệp. Thế nên mỗi thành viên phải cầm trên tay ít nhất một món đồ khi về nhà mới.

những điều cấm kỵ khi dọn về nhà mới

Không nên nấu ăn bằng bếp điện

Trong phong thuỷ, lửa thể hiện cho sự sinh tồn và sức sống mãnh liệt. Hơn nữa, ánh sáng của lửa còn nói lên niềm yêu thương và sự ấm cúng trong gia đình. Vì vậy trong ngày nhập trạch hãy sử dụng bếp ga thay vì bếp điện.

Không ngủ trưa tại nhà mới

Ngủ trưa tại nhà mới cũng là điều cấm kỳ trong ngày lễ nhập trạch nhà mới. Điều này mang ý nghĩa của sự lười biếng và bệnh tật.

Không bật đèn vào ban đêm

Nhà mới xây chưa có người ở luôn mang sự u ám và lạnh lẽo. Thế nên bạn hãy bật hết đèn ở tất cả mọi nơi trong nhà để gạt bỏ đi sự lạnh lẽo và tăng hưng vượng. Tốt nhất hãy bật đèn suốt đêm trong 3 ngày liên tiếp.

Người tuổi Dần không nên tham gia vào lễ nhập trạch

Ông bà xưa có câu “Dẫn hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Sự có mặt của những người cầm tinh con Hổ được xem là một điều không may mắn. Do vậy mà có một số gia đình không cho người tuổi Dần tham gia vào lễ nhập trạch. Còn nếu gia chủ là tuổi Dần thì nên tìm người khác trong nhà thay thế để tạo vượng khí tốt nhất cho nhà mới.

Trên đây là mẫu bài cúng về nhà mới cùng những chia sẻ về thủ tục làm lễ nhập trạch. Hy vọng sẽ thật sự hữu ích đối với bạn, giúp được phần nào cho bạn để thực hiện cúng bái nghi lễ về nhà mới diễn ra được suôn sẻ và thuận lợi.

Xem thêm

Tham khảo ngay giá xây nhà trọn gói 2021 tại Đà Nẵng của công ty GROUP 4N tại đây!

    Nếu Quý khách có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn về thông tin báo giá xây nhà trọn gói, tư vấn thiết kế nhà, tiến độ xây dựng, cách thức hợp đồng xây nhà..., đừng ngại điền form dưới đây, chúng tôi sẽ gọi lại bạn ngay sau 5 phút





    Rate this post
    author-avatar

    About Phan Thanh Nguyễn

    Tốt nghiệp Kỹ sư Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, từng kinh qua nhiều vị trí kỹ sư, chỉ huy trưởng các công trình lớn như Nhà máy Yoneyawa - Hòa Cầm, Đường Trường Sơn Đông, Nhà máy Ajinomo - Đồng Nai, và hàng chục ngôi nhà dân dụng khác. Tôi hy vọng sẽ đem lại giá trị tốt nhất với quý khách, giúp quý khách an tâm ở mái ấm bền vững của gia đình mình.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *