Hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận dân sự khá phổ biến hiện nay. Nhưng không phải ai cũng có thể hiểu và nắm bắt cụ thể những vấn đề liên quan đến hợp đồng này. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết về hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc là gì?
Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng trong các giao dịch thương mại hoặc áp dụng trong hợp đồng đại lý phân phối. Là hợp đồng thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên về các nguyên tắc mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ nào đó, mang tính chất định hướng và làm cơ sở để ký kết hợp đồng chính
Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về hợp đồng này, tuy nhiên hợp đồng được xem là thỏa thuận của các bên về các phương hướng, cách thức, thông lệ giao kết hợp đồng được pháp luật công nhận.
Đặc điểm nổi bật của hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc có giá trị pháp lý trong những giao dịch thương mại, giao dịch dân sự,…
Hợp đồng nguyên tắc bao gồm đầy đủ các mục như là một bản hợp đồng chính thức theo quy định của Bộ luật dân sự, trong đó có phần thông tin về quá trình trao đổi, mua bán sản phẩm và cung cấp dịch vụ được quy định cụ thể
Hợp đồng nguyên tắc chứa những thỏa thuận của đôi bên, quyền và nghĩa vụ của bên liên quan,..Những nội dung này được hình thành dựa trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện và tuân thủ pháp luật tuyệt đối.
Hình thức của hợp đồng nguyên tắc là văn bản, đều có chữ ký cả hai và đóng dấu để xác nhận
Mục đích của hợp đồng nguyên tắc là thỏa thuận về những vấn đề chung, cho nên nó được xem như là một biên bản để ghi lại hay là một kiểu hợp đồng khung
Hợp đồng nguyên tắc còn có tên gọi khác như: thỏa thuận nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc bán hàng, hợp đồng nguyên tắc đại lý,…
Hợp đồng nguyên tắc thường mang tính định hướng, nó được xem là cơ sở để đôi bên tiến tới việc ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hoặc có thể sử dụng để bổ sung một số các phụ lục trong hợp đồng.
Khi xảy ra tranh chấp thì hợp đồng nguyên tắc chỉ được dùng để quy định các vấn đề chung nên khi tranh chấp thì rất khó để giải quyết một cách đúng đắn và rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan nếu chỉ dựa vào hợp đồng nguyên tắc.
Hợp đồng nguyên tắc thường được ký theo thời gian, nếu xảy ra thay đổi thì các bên sẽ tiến hành ký kết thêm phần phụ lục. Bởi các hợp đồng nguyên tắc có giá trị theo thời gian nên nó sẽ không bị ràng buộc vào số lượng đơn hàng cũng như các thương vụ phát sinh ra.
Hợp đồng nguyên tắc thường sử dụng bởi các công ty có quan hệ giao dịch thường xuyên với nhau nhưng lại có vị trí xa nhau.
Ngày nay, thì một số hợp đồng nguyên tắc được sử dụng nhiều nhất đó chính là hợp đồng nguyên tắc mua vật tư, hợp đồng nguyên tắc trong thi công công trình, hợp đồng nguyên tắc bán hàng, hợp đồng nguyên tắc vận chuyển hàng hóa.
Một số thông tin liên quan đến hợp đồng nguyên tắc
Thời điểm ký kết hợp đồng nguyên tắc
Hợp đồng nguyên tắc thường được sử dụng khi hai bên chưa xác định cụ thể khối lượng hàng hóa/dịch vụ sẽ tiến hành giao dịch. Hợp đồng này sẽ được dùng trong trường hợp các bên muốn hợp tác với nhau trong khoảng thời gian nhất định mà không phải bắt buộc phải ký kết khi có giao dịch phát sinh.
Giá trị hợp đồng nguyên tắc là gì?
Thực hiện ký kết hợp đồng nguyên tắc có tính chất định hướng cho hợp đồng chính thức, những chi tiết khác sẽ được các bên thỏa thuận sau. Dựa vào hợp đồng nguyên tắc để tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế chính thức hoặc các bên chỉ cần bổ sung thêm phần phụ lục vào hợp đồng nguyên tắc một cách dễ dàng.
Ký kết hợp đồng nguyên tắc sẽ có tác dụng thay thế cho hợp đồng chính thức khi các bên không chỉ định một khối lượng hàng hóa/dịch vụ cụ thể hoặc các bên có thể ký kết hợp đồng trong khoảng thời gian cố định mà không cần ký kết quá nhiều hợp đồng khác.
Vì thế, trong giai đoạn đàm phán hợp đồng chính thức nếu có tranh chấp thì có thể dựa trên các thỏa thuận đã thống nhất trong hợp đồng nguyên tắc để giải quyết các vấn đề không được trong hợp đồng chính
Hợp đồng chỉ giải quyết các vấn đề chung nên trong trường hợp tranh chấp, rất khó để giải quyết, đặc biệt khi các bên không tôn trọng quyền và nghĩa vụ của họ.
Thời hạn của hợp đồng nguyên tắc kéo dài bao lâu?
Thời hạn hợp đồng nguyên tắc không giới hạn là 1 năm hay 5 năm. Thường thì các bên khi ký kết hợp đồng sẽ thỏa thuận thời hạn tính theo đơn vị tháng hay là năm để tiện cho quá trình quyết toán công việc hoàn thành và đối chiếu công nợ.
Theo chúng tôi tìm hiểu, hiệu lực của hợp đồng nguyên tắc sẽ được xác định theo phương thức sau:
- Thứ nhất là áp dụng thời hạn theo thỏa thuận các bên đề cập trong hợp đồng nguyên tắc đã ký.
- Thứ hai thời hạn được tính từ ngày hợp đồng nguyên tắc có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt khi mà công việc đã hoàn thành, hoặc đối tượng thực hiện hợp đồng không có năng lực tiếp tục thực hiện, hoặc khi hai bên chấp nhận chấm dứt, thanh lý hợp đồng.
- Thứ ba thời hạn tính từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực đến ngày hợp đồng chấm dứt theo quyết định của Tòa án hoặc ngày mà một trong các bên hợp đồng bị giải thể, tuyên bố phá sản.
- Thứ tư thời hạn tính từ ngày hợp đồng hiệu lực đến ngày hợp đồng bị thay thế bởi thỏa thuận khác giữa các bên ký kết hợp đồng.
Nội dung cần có trong hợp đồng nguyên tắc là gì?
Tùy vào thỏa thuận giữa các bên và nội dung cụ thể của từng giao dịch mà xác định nội dung hợp đồng. Thông thường, một mẫu hợp đồng nguyên tắc sẽ có nội dung cơ bản như sau:
- Điều khoản định nghĩa
- Chủ thể hợp đồng
- Đối tượng chính trong hợp đồng
- Số lượng và chất lượng hàng hóa/dịch vụ
- Thời gian, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm của các bên nếu vi phạm hợp đồng
- Phương pháp giải quyết tranh chấp
- Cam kết chung
- Hiệu lực của hợp đồng
Có thể thực hiện hợp đồng nguyên tắc qua Email hay không?
Giao dịch dân sự được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu theo Luật giao dịch điện tử được coi là giao dịch văn bản. Thông điệp, dữ liệu chính là các thông tin được tạo, gửi, nhận và được lưu trữ qua các phương tiện điện tử
Vì vậy, các quy tắc của hợp đồng thư điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị pháp lý như hợp đồng đã ký kết một cách trực tiếp.
Ưu điểm và nhược điểm của hợp đồng nguyên tắc
Ưu điểm
- Hợp đồng có giá trị pháp lý trong giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,…
- Các bên thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ, nội dung đều trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng lẫn nhau, tuân thủ quy định của pháp luật.
- Hợp đồng có chữ ký và đóng dấu của các bên.
Nhược điểm
- Hợp đồng nguyên tắc thường quy định về những vấn đề chung. Do đó, khi xảy ra tranh chấp thì khó giải quyết, đặc biệt là khi các bên vi phạm không thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình.
- Khi ký kết hợp đồng nguyên tắc có tính chất định hướng thì vấn đề khác được các bên thỏa thuận sau, hợp đồng này không có tính bắt buộc thực hiện hay ràng buộc giữa các bên. Chính vì vậy, các bên nên bổ sung thêm các phụ lục nhỏ trong hợp đồng nguyên tắc.
- Thời gian ký kết dài hạn và thường cố định là đầu năm. Hợp đồng nguyên tắc thường có giá trị theo thời gian, không phụ thuộc vào số lượng các thương vụ hay đơn hàng phát sinh khi hợp đồng nguyên tắc có hiệu lực.
Khi nào cần ký hợp đồng nguyên tắc?
Các bên thường ký hợp đồng nguyên tắc khi đã hoàn tất thỏa thuận chung, nhưng hàng hóa/dịch vụ chưa xác định hoặc không muốn cụ thể hóa hoặc đôi bên muốn thỏa thuận những nội dung đó trong khoảng thời gian nhất định mà không phải ký nhiều hợp đồng khác nữa.
Thường thì, hợp đồng nguyên tắc được sử dụng trong những trường hợp sau đây:
- Một giao dịch chính thức chưa sẵn sàng nhưng cần sự thỏa thuận, cam kết về dự định và điều kiện giao dịch.
- Các bên tiến hành nhiều giao dịch hoặc giao dịch giữa đôi bên được thực hiện nhiều lần nhưng các nội dung khá giống nhau. Khi đó, hợp đồng nguyên tắc có vai trò như bản hợp đồng khung. Sau mỗi giao dịch chỉ cần lập một phụ lục hoặc một đơn đặt hàng.
- Khi một bên hoặc cả hai bên cần chứng minh về sự xuất hiện của mối quan hệ tin cậy lẫn nhau với bên thứ ba.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng nguyên tắc là gì?
Để bảo đảm thực hiện hợp đồng được hiệu quả và giảm thiểu tối đa rủi ro thì khi giao kết hợp đồng cần lưu ý đến những vấn đề sau:
- Hợp đồng nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo đầy đủ các nội dung cơ bản như đã quy định
- Đảm bảo chính xác về tính thực thi đối với hợp đồng
- Quy định về nguyên tắc xác định đối tượng hợp đồng để tránh trường hợp các thỏa thuận trong hợp đồng không có hiệu lực với các giao dịch thực tế sau đó, không có căn cứ để giải quyết vấn đề liên quan
- Giá trị hợp đồng thể được ấn định theo nhiều phương thức khác nhau. Trường hợp không thể hiện được giá trị cụ thể thì quy định nguyên tắc xác định giá là cần thiết như: thỏa thuận giá trị hợp đồng sẽ được thống nhất trong từng phụ lục, hợp đồng hoặc đơn đặt hàng
- Nếu hợp đồng chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn thì các giao dịch cụ thể cũng bị chấm dứt nếu các bên không còn thực hiện thỏa thuận. Để hạn chế những thiệt hại đáng tiếc với các giao dịch đang thực hiện khi chấm dứt hợp đồng thì cần có quy định về phương án xử lý khi trường hợp này phát sinh
- Cần trao đổi, thỏa thuận rõ ràng các điều khoản trong hợp đồng. Soạn thảo đầy đủ thông tin và có thời gian cụ thể để tránh sai sót trong thời gian thực hiện hợp đồng
- Nên có sự đàm phán để sửa đổi, bổ sung thêm các mục nhằm hạn chế các rủi ro tranh cãi trong quá trình hợp tác
Sự khác nhau giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng nguyên tắc là gì?
Giống nhau
- Giá trị pháp lý: Đều có giá trị pháp lý trong những giao dịch thương mại, doanh nghiệp, dân sự,…
- Nội dung: Sự thỏa thuận các bên về quyền và nghĩa vụ, nôi dung,…dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tuân theo quy định pháp luật
- Hình thức: Bằng văn bản có chữ ký, đóng dấu xác nhận của các bên tham gia
Khác nhau
Hợp đồng nguyên tắc
- Mục đích: Chỉ quy định những vấn đề chung nên thường được xem như 1 biên bản ghi nhớ giữa các bên.
- Thỏa thuận: Mang tính chất định hướng, những vấn đề chi tiết khác sẽ được thỏa thuận sau
- Giải quyết tranh chấp: Chỉ quy định những vấn đề chung nên khi xảy ra tranh chấp rất khó giải quyết.
- Thời gian ký kết: thường cố định đầu mỗi năm, qua các năm nếu có sự thay đổi thì các bên chỉ cần ký phụ lục
- Đối tượng: Giữa các đối tượng có quan hệ giao dịch mua bán thường xuyên và liên tục
Hợp đồng kinh tế
- Mục đích: Quy định các vấn đề cụ thể, chi tiết hơn. Các bên có nghĩa vụ phải thực hiện
- Thỏa thuận: Có tính chất bắt buộc thực hiện, tính ràng buộc và quyền lợi của các bên sẽ rõ ràng hơn
- Giải quyết tranh chấp: Được quy định rõ ràng hơn nên khi xảy ra tranh chấp sẽ giải quyết dễ dàng hơn
- Thời gian ký kết: Khi phát sinh nhu cầu mua bán giữa các bên nên thời gian của hợp đồng kinh tế cũng ngắn hơn.
- Đối tượng: Các đối tượng ít giao dịch với nhau, các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch đặc thù cần yêu cầu chi tiết về trách nhiệm các bên.
Mẫu hợp đồng nguyên tắc tham khảo
Bạn có thể tải mẫu hợp đồng nguyên tắc tại đây
Hợp đồng nguyên tắc hiện nay đã trở thành một trong những yếu tố thiết yếu của hoạt động thương mại. Mong rằng những chia sẻ của GROUP 4N sẽ là những kiến thức hữu ích cho bạn, giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi có công việc liên quan đến hợp đồng này.
Xem thêm