Nhà cấp 4 từ lâu là một sự lựa chọn tối ưu cho những gia đình có mức thu nhập thấp. Ngày nay, nhà cấp 4 cũng rất được ưa chuộng vì được cách tân, đảm bảo tính thẩm mĩ và công năng sử dụng. Vậy nhà cấp 4 là gì? Làm sao để phân biệt nhà cấp 4 và các mẫu nhà khác? Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết sau đây
Nhà cấp 4 là gì?
Theo khái niệm truyền thống
- Nhà cấp 4 thuộc loại nhà có chi phí thấp, kết cấu vững chắc, chịu lực tốt. Nhà cấp 4 có thể được làm bằng gỗ, bằng gạch hoặc hàng rào. Mái nhà thường được làm bằng ngói hoặc các tấm lợp vật liệu xi măng tổng hợp, một số nhà có mái lợp bằng tre, nứa, là hay rơm rạ
Theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004
- Nhà cấp 4 là nhà có diện tích sàn sử dụng dưới 1000m2 hoặc có chiều cao thấp hơn 3 tầng
Theo thông tư số 03/2016/TT-BXD
- Nhà cấp 4 đươc định nghĩa là nhà có chiều cao xây dựng từ 1 tầng trở xuống và được xây dựng trên diện tích đất nhỏ hơn 1000m2
Đặc điểm của nhà cấp 4 là gì?
Nhà cấp 4 thường được xây dựng ở vùng nông thôn, dành cho các gia đình có thu nhập thấp. Một vài đặc điểm của nhà cấp 4:
- Nhà cấp 4 được xây dựng với mức chi phí thấp
- Thời gian hoàn thành công trình ngắn
- Không đòi hỏi sự phức tạp về kỹ thuật xây dựng
- Nhà cấp 4 có kiến trúc đơn giản
Sự khác nhau giữa nhà cấp 1, 2, 3 và nhà cấp 4 là gì?
Dưới đây là những thông tin giúp phân biệt rõ ràng giữa nhà cấp 4 và các loại nhà khác. Nhằm giải đáp thắc mắc cũng như tránh nhầm lẫn dẫn đến việc định giá sai trong hoạt động mua bán nhà.
Nhà cấp 1
Nhà cấp 1 sẽ có những đặc điểm như sau:
- Thông thường sẽ có giới hạn diện tích từ 10.000m2 đến 20.000m2
- Chiều cao từ 20 đến 50 tầng (từ 75 – 200m )
- Kết cấu chịu lưc dựa trên bê tông cốt thép hoặc gạch
- Thời gian sử dụng trên 80 năm
Nhà cấp 2
- Diện tích giới hạn từ 5.000m2 đến 10.000m2
- Chiều cao không giới hạn số tầng
- Sử dụng các loại bê tông cốt thép làm điểm tựa
- Thời gian sử dụng khoảng 70 năm
Nhà cấp 3
- Diện tích của nhà từ 1.000m2 đến 5000m2
- Chiều cao từ 2 tầng trở lên
- Được hoàn thiện bằng các vật liệu xây dựng phổ thông
- Thời gian sử dụng từ 20 – 50 năm
Nhà cấp 4
- Diện tích dưới 1.000m2
- Chiều cao từ 2 tầng trở xuống
- Vật liệu xây dựng phổ thông
- Thời hạn sử dụng khoảng 30 năm
Những kinh nghiệm khi xây nhà cấp 4 là gì để tiết kiệm chí phí?
Chuẩn bị
Trước khi tiến hành xây dựng, bạn cần dành thời gian tham khảo các mẫu nhà. Đồng thời tham khảo các nhà mới xây để có thể biết giá cho việc xây dựng, giá vật liệu, nhân công
Nếu định hướng làm nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí thì nên đặt ra yêu cầu đơn giản đối với mẫu nhà, tối giản cả ngoại thất lẫn nội thất
Ý tưởng thiết kế nhà cấp 4
Muốn không tốn kém nhiều chi phí bạn nên chọn những mẫu thiết kế nhà cấp 4 đơn giản. Bạn nên tham khảo qua những bản vẽ có sẵn để có ý tưởng điều chỉnh phù hợp với nhu cầu của mình.
Xác định nhu cầu công năng sử dụng nhà cấp 4 là gì?
Bạn cần thiết lập diện tích xây dựng, phân chia mặt bằng, không gian rõ ràng, chi tiết để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Dựa vào diện tích đất, số lượng thành viên trong gia đình để bố trí phù hợp, đảm bảo khoa học và hợp lý
Lựa chọn vật liệu xây dựng cho nhà cấp 4
Vật liệu xây dựng là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng nhà cấp 4., chất lượng vật lượng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng. Bạn nên tham khảo trước giá thành vật liệu sẽ sử dụng từ phần thô cho đến phần hoản thiện.
Xem thêm: 7 bí quyết xây nhà cấp 4 giá rẻ vẫn đẹp và sang trọng
Hợp đồng xây dựng nhà cấp 4 và những lưu ý cần thiết
Nội dung hợp đồng xây dựng nhà cấp 4 là gì?
Bạn cần nắm chắc nội dung hợp đồng cùng các nội dung và điều khoản liên quan có trong hợp đồng. Xem là hợp đồng xây nhà cấp 4 trọn gói, hợp đồng thi công hay hợp đồng thiết kế và thi công công trình.
Thời gian hoàn thành xây dựng
Đảm bảo thời gian hoàn thành đúng chỉ tiêu đã được đề ra trong hợp đồng xây nhà cấp 4. Nếu vượt mức thời hạn hoàn thành cho phép, nhà thầu và chủ đầu tư cần tiến hành giải quyết. Nếu không giải quyết được, nhà thầu phải chịu trách nhiệm cùng việc bồi thường.
Nghiệm thu công trình
Chú ý đến chất lượng, tiêu chuẩn công trình để việc nghiệm thu diễn ra một cách tốt nhất, tránh xảy ra tranh chấp. Thành phần tham gia nghiệm thu cần ký kết xác nhận và đồng ý xác nhận nghiệm thu không được thay đổi
Thanh toán
Chủ đầu tư cần đảm bảo thanh toán đúng thời hạn cho nhà thầu.
Chấm dứt hợp đồng
Với các trường hợp bất khả kháng, chủ đầu tư hoặc nhà thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại theo quy định
Với những chia sẻ về nhà cấp 4 là gì cùng kinh nghiệm để xây một căn nhà cấp 4 tiết kiệm chi phí, Group 4N hy vọng sẽ là những kiến thức hữu ích với bạn. Giúp bạn dễ dàng hơn nếu như đang có ý định xây nhà hoặc mua nhà phù hợp nhất.
Xem thêm
- Kinh nghiệm xây nhà – 8 vấn đề giúp chủ nhà thành chuyên gia
- Nhà thầu là gì? Trách nhiệm của nhà thầu như thế nào?
- Động thổ là gì? Hướng dẫn thực hiện nghi lễ động thổ khi xây nhà